Cụm từ “Tổ chức sự kiện” được sử dụng rất nhiều trong giới PR, đây là một công cụ rất mạnh nếu được khai thác đúng cách nhưng cũng sẽ cứa của doanh nghiệp một khoảng chi phí rất lớn mà chẳng thu được gì nếu không có mục đích cụ thể.
Trước khi tiến hành tổ chức một sự kiện, bạn phải xem xét hoàn cảnh hiện tại có phải là dịp thích hợp để làm việc đó hay không. Một sự kiện chỉ phát huy sức mạnh nếu được tổ chức vào dịp thích hợp.
Tổ chức sự kiên nên tổ chức vào dịp nào?
1. Khai trương:
Một cú chào sân hoành tráng tất nhiên sẽ tạo tiền đề tốt cho doanh nghiệp của bạn sau này. Buổi lễ khai trương ngoài việc thông báo cho thiên hạ biết bạn đang kinh doanh cái gì, còn phải đạt được những mục tiêu marketing khác như: Cho khách hàng thấy bạn khác với các đối thủ cạnh tranh như thế nào? Doanh nghiệp bạn có gì đặc biệt mà mọi người nên ưu tiên.
Lễ khai trương ngày nay không thể chỉ gói gọn trong những nghi thức trang trọng như cắt băng khánh thành, thuê lân sư rồng hoạt náo cho hoành tráng. Bạn phải làm hơn thế nữa, tổ chức chương trình giải trí, tặng quà cho khách tham gia, cho trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ miễn phí, khuyến mãi đặc biệt… là những phương pháp tốt nhất để lôi kéo những khách hàng đầu tiên đến với bạn và có được những trải nghiệm khó quên.
2. Giới thiệu sản phẩm mới:
Cũng như khai trương công ty, khi bạn vừa cho ra đời một dòng sản phẩm mới, tổ chức sự kiện là cách nhanh nhất để giới thiệu nó đến cộng đồng. Trong buổi giới thiệu sản phẩm không thể thiếu các tiết mục giải trí, biểu diễn nhưng bạn đừng quá sa đà vào những điều này, mục đích chính của bạn vẫn là lôi kéo sự chú ý của khách tham gia vào sản phẩm mới của bạn. Một mẫu thử miễn phí, hoặc tốt hơn nữa là một đơn vị sản phẩm sẽ kiếm về nhiều điểm cộng cho thương hiệu của bạn. Vấn đề là bạn phải kiểm soát được phần chi phí mẫu thử này.
3. Các kỳ lễ tết:
Nguyên Đán, Noel, Valentine, 8 tháng 3, 20/11, 1/6, Trung Thu…Thật may mắn khi Việt Nam có rất nhiều dịp lễ tết để bạn tha hồ tổ chức sự kiện…để đẩy sale hoặc đánh bóng thương hiệu đều được. Nhưng vấn đề cần ghi nhớ là mỗi dịp lễ tết cần có một kế hoạch tổ chức sự kiện hoàn toàn khác nhau, nếu không khách hàng sẽ thấy nhàm chán với các sự kiện của bạn và tìm đến các sự kiện của công ty khác, những người bám sát không khí lễ hội lúc đó hơn.
4. Lễ kỷ niệm:
Nếu công ty bạn đã ra đời được trên 1 năm thì việc tổ chức sự kiện vào ngày kỷ niệm đặc biệt gì đó của công ty sẽ khiến cộng đồng cảm thấy đây là một công ty đang đi lên và muốn ghi dấu từng chặng đường của mình. Một hình ảnh tốt phải không nào? Buổi lễ kỉ niệm cũng là dịp để bạn mời gọi thêm nhiều đối tác và khách hàng tìm năng rồi tìm cách xây dựng một mối quan hệ tốt với họ.
Thiên thời, địa lợi, nhân hòa vốn là những yếu tố rất quan trọng với kinh doanh, và khâu tổ chức sự kiện lại đặc biệt nhạy cảm với những điều này. Một sự kiện thành công đòi hỏi người đứng sau phải ra quyết định đúng đắn ngay từ lúc chọn thời điểm và tiếp theo là cách thức thực hiện, một bước sai lầm không chỉ ngốn tiền của doanh nghiệp bạn mà còn có thể gây hại cho thương hiệu công ty.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét